Tháng 6/2022, 685 người Ấn Độ trong số 500.000 người dự thi đã vượt qua kỳ thi công chức sau một quá trình ôn luyện dường như kéo dài cả đời. Cơ hội thành công của họ cực nhỏ, với tỷ lệ đậu kỳ thi còn chưa tới 0,2%.
Được chia thành 3 giai đoạn - sơ khảo, thi chính thức và phỏng vấn, kỳ thi trải dài trong 9 tháng. Ứng viên phải vượt qua mọi vòng thi với điểm tích lũy cao mới có thể lọt vào danh sách những công chức có quyền lực của Ấn Độ.
Ở Ấn Độ, việc vượt qua hàng chục bài kiểm tra và phỏng vấn để trở thành công chức mang lại uy tín lớn cho mỗi cá nhân. Bên cạnh quyền lực trong bộ máy, nó còn khiến những công chức mới này có giá trị hơn khi tìm kiếm bạn đời.
Gần đây, một người đàn ông giả mạo là công chức đã yêu cầu của hồi môn 40 triệu Rupee (1,2 tỷ đồng), trong khi một công chức khác suýt đánh vợ mình vì anh ta cảm thấy của hồi môn của cô ấy không phù hợp với “cấp bậc và tầm vóc” của anh ta.
Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu đã phân tích danh sách những người lọt vào vòng chung kết trong 15 năm qua và phát hiện ra một xu hướng đáng lo ngại: số lượng của nhóm thiểu số trong lực lượng công chức đã giảm dần. Các nhóm thiểu số ngày càng không vượt qua được kỳ thi gồm nhiều vòng, đầy tốn kém với tỷ lệ chọi cao này.
Mặc dù, người Hồi giáo chiếm 15,5% dân số của đất nước, và ngày càng nhiều người Hồi giáo tham gia kỳ thi kể từ năm 2007. Nhưng kết quả của kỳ thi tuyển năm 2021 được công bố vào ngày 30/5/2022 cho thấy kết quả tồi tệ nhất cho cộng đồng Hồi giáo trong hơn một thập kỷ qua. Không có ứng cử viên Hồi giáo nào lọt vào danh sách 100 người đứng đầu, trong khi thông thường, ít nhất sẽ có 2-3 người đứng trong danh sách này. Năm 2020, trong tổng số 761 ứng cử viên được chọn, chỉ có 25 người theo đạo Hồi - chiếm 4%.
Có một lý do giải thích cho điều này: Giáo trình cồng kềnh đòi hỏi nhiều năm ôn luyện căng thẳng và tốn kém. Các ứng viên người Dalit hoặc Hồi giáo không nói tiếng Anh là những người bất lợi trong kỳ thi này. Theo một báo cáo từ Đại học Oxford, 1/3 người Dalit và người Hồi giáo ở Ấn Độ là người nghèo. Ngược lại, chỉ có 15% người theo đạo Hindu là người nghèo.
Shyam Meera Singh, một thí sinh không nói tiếng Anh, phải trải qua bài thi phỏng vấn bằng việc trả lời các câu hỏi từ tài chính cá nhân cho tới đức tin của mình.
“Cộng đồng Hồi giáo ở Ấn Độ đang tụt hậu về tất cả các thông số kinh tế xã hội và điều này cũng được phản ánh trong kết quả của kỳ thi công chức”, Mohammed Tarique - Giám đốc Học viện Huấn luyện dân cư (RCA) của Đại học Jamia Milia Islamia, cũng là nơi đào tạo ra người có điểm thi cao nhất năm nay - cho biết.
Ở Rajendra Nagar, người ta cung cấp các khoá huấn luyện về địa lý, khoa học, vật lý, luật, lịch sử, các vấn đề quốc tế và đạo đức. Để được học tại một trung tâm đào tạo tiếng Anh có uy tín ở Rajendra Nagar, người học phải tốn gần 24.000 USD/năm (558 triệu đồng) và tiền thuê một căn hộ dùng chung là 200 USD/người - mức chi phí mà nhiều người khó có khả năng chi trả.
Tanwar, một ứng viên Hồi giáo 30 tuổi đến từ Delhi, cho biết: “Mặc dù Ủy ban là một cơ quan hiến pháp và tự trị, nhưng luôn có trường hợp một ứng cử viên Hồi giáo sẽ được hỏi những câu hỏi hầu như chỉ liên quan đến danh tính của họ”.
“Nếu tôi trở thành một công chức cấp cao, lòng trung thành duy nhất của tôi là với hiến pháp, tại sao tôi lại bị đánh giá từ lăng kính đức tin của mình? Tại sao tôi lại được hỏi những câu hỏi về việc đàn ông Hồi giáo có 4 vợ, 3 lần ly hôn và hàng trăm thứ khác? Đức tin của tôi có liên quan như thế nào đến cách tôi làm việc?”, anh đặt câu hỏi.
“Điều này hoàn toàn phá vỡ niềm tin của những người theo Hồi giáo vì chúng tôi thực sự muốn phục vụ đất nước”.
Vidhi là một ứng cử viên 23 tuổi thuộc tầng lớp ít đặc quyền theo đạo Hindu. Trong căn phòng nhỏ của cô ở Rajendra Nagar, những chồng sách về chính thể Ấn Độ, địa lý, vật lý và lịch sử cổ đại xếp dọc các bức tường. Sáu tháng sau khi Vidhi từ Mumbai đến Rajendra Nagar, tiền của cô đã cạn kiệt. Tiền thuê nhà đắt cắt cổ, ngoài ra cô còn phải mua sách vở và ăn uống.
“Tôi thực sự phải xây dựng một cuộc sống mới cho bản thân, và tôi thậm chí không thể kiếm được việc làm ngay lập tức”, cô nói. “Có những ngày tôi thực sự không biết mình sẽ sống sót như thế nào vào ngày hôm sau”.
Những người như Vidhi rồi sẽ rơi vào vòng tròn nghèo đói không thể thoát ra được, trừ khi họ tìm được những cách khác để kiếm tiền và tiếp tục theo đuổi các kỳ thi, đôi khi họ còn phải làm cả công việc khiêu dâm trên các trang mạng hoặc bán dâm.
Một tờ quảng cáo công việc tại Delhi cam kết thu nhập 120 USD cho việc bán dâm.
Một vấn đề nữa là khi ứng viên Hindu ít đặc quyền trở thành công chức, họ thường phải đối mặt với sự giám sát và quấy rối vì giai cấp. Năm 2015, khi Tina Dabi, một người Dalit, đứng đầu trong kỳ thi tuyển công chức, các trang tin cánh hữu cho rằng cô đã nhận được “điểm thưởng” vì thuộc giai cấp kém cỏi.
Sự phân biệt đối xử như vậy đã trở nên phổ biến đến mức người đứng đầu một lĩnh vực của chính quyền thành phố Delhi gần đây đã yêu cầu Chủ tịch Ủy ban dịch vụ dân sự không tiết lộ giai cấp của ứng viên cho hội đồng phỏng vấn của kỳ thi để đảm bảo họ có cơ hội công bằng.
Damanjeet Kaur mất chồng trong một tai nạn ô tô chỉ 1 tuần sau khi cưới. Với cô, kỳ thi công chức là cách duy nhất có thể thoát ra khỏi cuộc sống khó khăn hiện tại.
Nhiều ứng viên dành từ 5 - 7 năm để ôn thi. Trong thời gian đó, họ thất nghiệp và không phát triển được các kỹ năng cho công việc nào khác. Reetika Bansal - một thí sinh - nói: “Tại thời điểm này, việc dừng tham dự kỳ thi công chức không phải do tôi quyết định, mà là bố tôi. Ông ấy đã hy sinh cho tôi rất nhiều, tới mức tôi không thể từ bỏ”.
Đăng Dương(Theo Vice)
" alt=""/>Đằng sau kỳ thi công chức cạnh tranh bậc nhất thế giớiMỗi khi ra đường, nhìn những cô gái chân dài da trắng, anh lại chép miệng “đúng là vợ người ta”. Rồi lại ỏng eo chê vợ mình mông to, ngực xệ. Ngày xưa, em cũng thon gọn dáng xinh, da dẻ hồng hào láng mịn.
Tối muộn, anh về, dáng vẻ liêu xiêu. Chắc cũng không còn nhớ hôm nay là kỷ niệm 6 năm ngày cưới của chúng mình. “Em nói gì mà nói lắm thế, nhức hết cả đầu”, em mới nói vài câu anh đã gắt.
Đây không phải là lần đầu tiên anh nói những câu như thế, nhưng nỗi buồn tủi thì mười lần như một, nghẹn đắng.
Mâm cơm có nhiều món anh thích em đã kỳ công nấu nướng bỗng như nằm thừa thãi và vô duyên trên bàn. Ngày xưa mẹ bảo em: "Lấy phải người chồng ham vui và vô tâm rồi sẽ khổ".
Nhưng hồi đó em yêu anh cũng vì cái tính sôi nổi, nhiệt tình. Anh em, bạn bè có công to việc nhỏ gì anh cũng không vắng mặt, giúp hết mình và vui tới bến. Em không biết rằng những trải nghiệm của người lớn không bao giờ sai.
Có gia đình rồi anh vẫn như hồi thanh niên, vẫn ham vui, vẫn ham chơi. Gọi điện nhờ anh tan sở về qua đón con, anh bảo hôm nay gặp anh bạn cũ.
Ngày nghỉ bảo anh chở con đi tiêm phòng. Anh bảo, đã hẹn với nhóm bạn đi uống cà phê. Anh cứ thế, không cần biết mỗi chiều em sấp ngửa vội vàng đón con, vội vàng đi chợ, vội vàng nấu cơm rồi lại đợi anh về.
![]() |
Chỉ thế thôi, những chuyện tưởng chừng rất nhỏ nhặt, vậy mà mình giận nhau không biết bao nhiêu lần. Nhưng anh giận em thì anh đi chơi, anh tụ tập, rồi về nhà ôm điện thoại chơi game, chán thì lăn ra ngủ.
Còn em, bận bịu với con cái cửa nhà, thấy chồng không nói không năng, không cười không hát, không khí trong nhà ngột ngạt. Nghĩ, thôi mình nhịn một chút cho vui cửa vui nhà, đi đâu mà thiệt, vậy là lại làm lành trước. Riết rồi, anh tưởng lẽ phải luôn thuộc về anh.
Anh bảo em: “Hồi mới yêu nhau, em hiền dịu nết na, sao giờ lại hay cau có và lắm điều thế?”. Đúng là em nhận ra em có thay đổi, nhưng vì đâu mà em thay đổi?
Em của ngày xưa chỉ đi làm, ăn và chơi, chưa phải chăm lo cho ai, chưa có ưu tư vướng bận gì. Em của hôm nay cũng có thể dịu dàng như thế, nếu anh đủ yêu thương và thấu hiểu.
Nếu anh có thể chia sẻ việc nhà cùng em, dỗ thằng em chơi để nó đừng khóc đòi mẹ khi mẹ còn mải lo chăm con chị ốm, thay tã bẩn cho con khi tay em còn nấu dở bữa cơm. Em sẽ không cau có khó chịu nếu có một người đồng hành hiểu chuyện.
Em cũng như anh, ngày 8 tiếng đi làm. Thế nhưng về nhà, trong khi em tất bật thì anh lại nằm xem ti vi, đọc báo. Có việc cần nhờ anh, anh lại kêu “có tý việc thế mà không làm được”, khi em cần anh giúp đỡ việc nhà, anh bảo “đàn ông đàn ang ai lại đi quét nhà, rửa bát”.
Mỗi lần bạn bè đến nhà tụ tập, anh vô tư kể ngày xưa yêu cô Lan, cô Thúy mặn nồng thế nào, chả hiểu duyên số thế nào không lấy lại lấy em. Anh nói, như thể lấy phải em là bất hạnh lắm.
Ngày xưa, em cũng xinh đẹp như ai, cũng bao nhiêu chàng trai đưa đón. Ngày xưa anh cũng phải “chai mặt” hơn người ta mới rước được em về. Thế mà giờ còn ngẩn ngơ buông lời tiếc nuối.
Mỗi khi ra đường, nhìn những cô gái chân dài da trắng, anh lại chép miệng “đúng là vợ người ta”. Rồi lại ỏng eo chê vợ mình mông to, ngực xệ. Ngày xưa, em cũng thon gọn dáng xinh, da dẻ hồng hào láng mịn.
Trải qua hai lần sinh nở, người đã chẳng còn gọn gàng, da mặt đã xuất hiện những vết nám, bụng đã lăn tăn những vết rạn khó coi. Ăn mặc cũng không dám nửa kín nửa hở sexy. Anh không nói những lời yêu thương thì thôi, cũng không cần mỉa mai như thế.
Có lần anh hỏi em: “Sao em khác xưa nhiều thế?” Anh hỏi em, sao không tự hỏi mình: Vì ai, vì đâu mà em trở nên khác xưa? Cái thời, với anh em chỉ là người tình.
Vâng, nếu em chưa làm vợ, mỗi ngày chỉ đi làm, rảnh rỗi đi tập thể thao, đi làm đẹp, tối đến diện những bộ cánh xinh đẹp rồi hẹn hò với anh.
Nếu em chưa làm vợ, em sẽ đi đây đó, đến những nơi mình thích, xa anh hàng tuần để anh nhớ đến cuồng dại.
Nếu em chưa làm vợ, chúng ta sẽ đến những quán cà phê lãng mạn vào mỗi cuối tuần, trong ánh đèn mờ ảo, tiếng nhạc du dương, nói nhau nghe những lời ngọt ngào thương nhớ, rồi nhà ấy nấy về, giấc ai nấy ngủ.
Em của ngày xưa là thế. Em cũng thích như thế, luôn luôn thơm tho, luôn luôn xinh đẹp, dịu dàng và thoải mái. Đừng so sánh em với ngày xưa, cũng đừng so sánh em với những cô gái đang làm người yêu của những chàng trai chưa vợ.
Em cũng không thích em của ngày hôm nay đâu. Không muốn làm một bà mẹ bỉm sửa lắm điều. Không muốn cằn nhằn nếu anh về muộn. Không muốn cau có, gắt gỏng, than phiền. Em cũng ước gì mỗi ngày đều đón anh về nhà với nụ cười tươi rói.
Nhưng, việc nhà bề bộn, con cần đi bác sĩ, người nhà ốm đau cần thăm nom. Và rất nhiều những việc không tên. Những việc dù nhỏ thôi, dù “tiểu tiết” như anh nói thôi, em cũng rất cần bàn tay anh chia sẻ. Đàn ông nhiều khi cứ bảo phụ nữ là chúa phiền hà và hay đòi hỏi.
Nhưng phụ nữ thực ra rất dễ yêu, dễ mủi lòng. Chỉ cần một lời hỏi han khi mệt, một vòng tay ôm khi buồn, một chút sẻ chia khi bận rộn… Mỗi thứ một chút thôi, đâu có gì là quá khó khăn, nếu đủ yêu thương.
(Theo Dân trí)
" alt=""/>Tâm sự nhói lòng của vợ bị chồng chê đã xấu còn lắm điềuMỹ Linh "chê" Tuấn Ngọc hát... yếu
Tuấn Ngọc và Nguyên Thảo lần đầu song ca
Tuấn Ngọc quên lời, Nguyên Thảo tỏa sáng
" alt=""/>Tuấn Ngọc: Mỹ Linh là ca sĩ hay nhất Hà Nội!